THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (4)

gdvsdt

HIỂU ĐỨA TRẺ

Để cảm thông được đứa trẻ, người ta cần biết đầy đủ những điều kiện cho sự phát triển của nó. Có những đặc nét đáng chú ý như đứa trẻ cố gắng để có một chỗ đứng trong gia đình hoặc tìm cách mang lại nhận thức và chứng tỏ là có hiệu quả trong bối cảnh đặc biệt của môi trường. Nếu không có khích lệ và hướng dẫn, đứa trẻ mất thời giờ trong việc tìm những phương cách được xã hội chấp nhận để đối đầu với những người khác. Thái độ sai lầm và gặp nhiều rắc rối là một kết quả đương nhiên.

Bốn đối tượng chính có thể được xem như động lực thúc đẩy đứa trẻ đến hành động sai lầm. Chúng ta phải hiểu những mục đích này trước khi chúng ta hy vọng có thể thay đổi nhân cách của đứa trẻ.

Rất thường là đứa trẻ muốn lôi kéo sự chú ý. Ước muốn đặc biệt này rất phổ thông nơi những đứa con nít. Trong hoàn cảnh các gia đình hôm nay, trẻ con có ít cơ hội để trở thành hữu ích, để có được nhận thức về xã hội bằng cách đóng góp vào mục đích chung. Vì thế, chúng tin vào sự quan trọng của việc nhận những món quà, tình cảm, và ít nhất là sự chú ý. Cái đồ chơi mà ông bố mang về nhà thì ít được thích thú như là đồ chơi cho bằng nó là dấu chỉ của tình yêu ông bố. Không có sự chú ý, đứa bé cảm thấy bị quên lãng. Nếu nó không thể chiếm được sự chú ý một cách thõa mãn, nó sẽ quay sang cách bất đồng và cố ý gây nên sự rầy rà và hình phạt. Làm như thế ít ra là có sự chú ý còn hơn là không được chú ý tới. Không bị phạt là từ khước hoàn toàn, tệ hại nhất là không được biết tới. Trẻ con cố gắng cho sự chú ý nên cần phải được dạy rằng chúng có thể nên hữu dụng, rằng sự nhận thức xã hội không có nghĩa là nhận nhưng đóng góp.

Đối tượng thứ hai của bất cứ rối loạn nào là: tỏ uy quyền và thế thượng phong. Trẻ con đã từng bị bạo lực thích học cách phản kháng. Người ta càng đòi hỏi chúng, chúng càng ít có hành động phù hợp. Trẻ con rất có nhiều sáng kiến trong việc âm mưu làm bố mẹ thất vọng và chiến thắng cách dễ dàng trong khi đối thủ của chúng thì lúng túng và khờ khạo.

Sự hận thù này cuối cùng dẫn đến đối tượng thứ ba gọi là hình phạt. Được thuyết phục rằng không ai thích nó, đứa trẻ bỏ mọi cố gắng làm vui lòng. Sự đền bù cho sự nhục nhã của nó là làm tổn thương người khác như nó bị làm tổn thương. Một khi không còn cảm giác trách nhiệm về xã hội người ta không còn muốn cho mình bất cứ điều gì xem ra là thỏa mãn. Hành vi hung hăng này biểu lộ một sự thất vọng hoàn toàn về mặt xã hội.

Đối tượng thứ tư được cho thấy trong sự thụ động của đứa trẻ. Nó diễn tả một niềm tin vào sự bất khả năng cá nhân. Đó là một cố gắng làm vô dụng những tình cảnh mà ở đó sự thiếu khả năng cá nhân được cho thấy một cách rõ ràng.

Để hiểu những chức năng sai lầm, chúng ta phải biết cái nào trong bốn cái này nằm đàng sau chúng. Nhiều người tin rằng họ có thể hiểu được cách hành xử chắc chắn nào đó nếu họ tìm thấy một lời thích hợp để diễn tả điều đó. Nhưng lời nói không cắt nghĩa phẩm giá mà chỉ diễn tả. Chẳng hạn danh từ lười biếng không cắt nghĩa được tư cách xác định vì theo tâm lý mẫu lười biếng này thì khác biệt với những cái khác. Đứa trẻ này lười để được chú ý, bà mẹ phải ngồi gần để nhắc nhở và giúp đỡ, nếu không, bài tập sẽ không được hoàn thành. Nhưng sự lười có thể có nghĩa là quyền hành và vị thế của cấp chỉ huy. Chống lại tất cả mọi đe dọa và hình phạt của bố mẹ và thầy cô, đứa trẻ bình thản chối từ làm bài. Đôi khi sự lười biếng là một sự trả thù tệ hại nhất của đứa trẻ muốn chống lại sự tham vọng quá đáng của bố mẹ cũng như hình phạt của bố mẹ. Trong nhiều trường hợp có nghĩa là thái độ chán nản của sự đầu hàng. Cố gắng để làm gì nếu người ta không hy vọng được thăng tiến một cách nào đó?

Bố mẹ phải học để hiểu những khuynh hướng như thế. Họ phải biết tại sao đứa trẻ hành động như nó đang hành động. Nó hướng sự tấn công hoặc khiếm khuyết của nó để chống lại ai hoặc chống cái gì? Bố mẹ nên biết nhiều hơn dầu họ ít khi biết. Cha mẹ nên thâu thập tin tức về những tư tưởng và ước muốn của đứa trẻ, về quan niệm của nó về cuộc đời cũng như về chính nó, về những cố gắng thực hiện và những kết luận mà nó rút ra từ những kinh nghiệm của nó.

LỐI SỐNG

Dưới ảnh hưởng của những kinh nghiệm của nó, đứa trẻ phát triển sớm – trong 4 tới 6 năm đầu của đời nó – một ý tưởng rõ ràng về chính nó và chỗ đứng của nó trong cuộc đời. Theo sự cắt nghĩa về những quan sát và sự hiểu biết của nó về cuộc sống xã hội, nó phát triển những phương cách ứng phó đối với những vấn đề trục trặc của cuộc đời, nhờ những học hỏi từ sự quan sát những thành công cũng như thất bại của bố mẹ và anh chị em nó. Mỗi cá nhân phát triển những cách ứng phó có nét đặc thù khác nhau tạo nên nền tảng của cá tính độc đáo của nó. Nó có thể thay đổi kỷ thuật theo tình thế mà nó đối phó, nhưng ý tưởng căn bản về chính mình vẫn như thế. Nếu đứa trẻ đi đến kết luận rằng nó luôn cần đến người khác để dựa vào, bấy giờ nó sẽ hành động cách khác khi nó tìm được sự nâng đỡ. Trong lúc đầu, nó có thể rất cộng tác và rõ ràng là thích nghi rất tốt đẹp, nhưng nó sẽ bỏ hoặc rút lui nếu nó tìm được nguồn nâng đỡ và muốn phó mặc. Lý do đằng sau hai mẫu hành vi trái ngược này thì giống nhau.

Đứa trẻ không ý thức về những quan niệm riêng của nó nhưng đáp trả lại sự mạc khải của những quan niệm đó. Nếu chúng không được làm sáng tỏ đối với nó, nó mang những quan niệm sai lầm vào cuộc đời và chỉ có thể thay đổi chúng để có một hướng đi tốt đẹp hơn nhờ tâm lý trị liệu. Bố mẹ được huấn luyện để nhận ra ý tưởng căn bản của đứa trẻ sẽ giúp rất nhiều để ngăn ngừa sự tạo thành một quan niệm sai lầm, là cái có thể đưa đến sự thiếu thích nghi xã hội, thất bại, và bất hạnh.

Tác giả: Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.

Bài trước Bài sau