Sự hiệp thông, đòi hỏi của Hội Thánh
Thứ Sáu Tuần XII Mùa Thường Niên
THÁNH PHÊRÔ VÀ THÁNH PHAOLÔ, TÔNG ĐỒ
Cv 12,1-11
2Tm 4,6-8.16b. 17-18
Mt 16,13-19
Lời Chúa
13 Khi Đức Giê-su đến vùng kế cận thành Xê-da-rê Phi-líp-phê, Người hỏi các môn đệ rằng: “Người ta nói Con Người là ai? “14 Các ông thưa: “Kẻ thì nói là ông Gio-an Tẩy Giả, kẻ thì bảo là ông Ê-li-a, có người lại cho là ông Giê-rê-mi-a hay một trong các vị ngôn sứ.”15 Đức Giê-su lại hỏi: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai? “16 Ông Si-môn Phê-rô thưa: “Thầy là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống.”17 Đức Giê-su nói với ông: “Này anh Si-môn con ông Giô-na, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời.18 Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi.19 Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy.”
Lời Chúa trong giờ kinh gia đình
Sự hiệp thông, đòi hỏi của Hội Thánh
Sứ mệnh mà người khác được giao phó hoàn thành cho chúng ta và trong chúng ta, sứ mệnh mà chính chúng ta có trách nhiệm theo đuổi bằng cách nắm lấy chỗ đứng của mình trong việc thực hành sự hiệp thông trong Hội Thánh, đó trước tiên là biểu dương và đánh giá những nét độc đáo của riêng mỗi bên. Công việc này, người ta nghĩ thế, có thể sẽ thỏa mãn được tự ái của mỗi người và mỗi cộng đoàn, nhưng rồi nó sẽ nhanh chóng biến thành một công việc khó khăn, đó là thanh tẩy lẫn nhau.
Càng đề cao sự đồng nhất, và càng làm rơi những mặt nạ khiến cho những khuôn mặt biến mất trong sự vô danh, thì lạ thay, lại càng xuất hiện những con người và những cộng đoàn đặc biệt. Như vậy, Hội Thánh đang sống một nghịch lý mà xét về mặt con người là không thể vượt qua: những người mà Hội Thánh qui tụ nhân danh Đức Giêsu Kitô, những người đáp lại lời mời gọi của Ngài và dấn thân vào một công cuộc giải phóng, ở đó tình huynh đệ hàn gắn sẽ được bí tích hóa, những người ấy cho thấy họ vẫn là những người xa lạ đối với nhau.
Kinh nghiệm đi đôi với nhiều đau xót: kẻ khác không còn được đối xử như đang đứng trên cùng một bình diện với chúng ta, kẻ khác là người đến từ nơi khác để nhắc chúng ta rằng chính từ nơi khác mà tự do hoàn toàn đã được ban cho chúng ta.
Rémi Parent
Communion et pluralité dans l’Église (Le Centurion Fides)
Nguồn CALENDRIER SAINT-PAUL 2018
Chuyển ngữ: Phaolô Nguyễn Anh Võ CVK67