ĐTC Phanxicô – Bài Giáo lý Niềm Đam Mê Rao Giảng Tin Mừng: Lòng nhiệt thành tông đồ.
8. Chứng tá: Thánh Phaolô
- ĐTC Phanxicô – Bài Giáo lý Niềm Đam Mê Rao Giảng Tin Mừng: Lòng nhiệt thành tông đồ.
18. Công bố [Tin Mừng] bằng tiếng mẹ đẻ: Thánh Juan Diego, sứ giả của Đức Trinh Nữ Maria - ĐTC Phanxicô – Bài Giáo lý: Niềm Đam Mê Rao Giảng Tin Mừng, nhiệt thành tông đồ – 1. Ơn gọi làm tông đồ
- ĐTC Phanxicô – Bài Giáo lý: Lòng nhiệt thành tông đồ của người tín hữu – 2. Chúa Giêsu, mẫu gương loan báo Tin Mừng
- ĐTC Phanxicô – Bài Giáo lý: Niềm Đam Mê Rao Giảng Tin Mừng, nhiệt thành tông đồ – 4. Việc làm tông đồ đầu tiên
- ĐTC Phanxicô – Bài Giáo lý Niềm Đam Mê Rao Giảng Tin Mừng: Lòng nhiệt thành tông đồ.
6. Công đồng Vatican II – 1. Truyền giáo như là công việc phục vụ của Giáo hội - ĐTC Phanxicô – Bài Giáo lý Niềm Đam Mê Rao Giảng Tin Mừng: Lòng nhiệt thành tông đồ.
6. Công đồng Vatican II – 2. Làm Tông đồ trong Giáo hội Tông truyền - ĐTC Phanxicô – Bài Giáo lý Niềm Đam Mê Rao Giảng Tin Mừng: Lòng nhiệt thành tông đồ.
7. Cách thức đầu tiên của việc rao giảng Tin Mừng: “chứng tá” - ĐTC Phanxicô – Bài Giáo lý Niềm Đam Mê Rao Giảng Tin Mừng: Lòng nhiệt thành tông đồ.
8. Chứng tá: Thánh Phaolô - ĐTC Phanxicô – Bài Giáo lý Niềm Đam Mê Rao Giảng Tin Mừng: Lòng nhiệt thành tông đồ.
9. Chứng tá: Thánh Phaolô .2 - ĐTC Phanxicô – Bài Giáo lý Niềm Đam Mê Rao Giảng Tin Mừng: Lòng nhiệt thành tông đồ.
11. Chứng tá của đời sống đơn tu - ĐTC Phanxicô – Bài Giáo lý Niềm Đam Mê Rao Giảng Tin Mừng: Lòng nhiệt thành tông đồ.
13. Chứng tá: Thánh Anrê Kim Tae-gon - ĐTC Phanxicô – Bài Giáo lý Niềm Đam Mê Rao Giảng Tin Mừng: Lòng nhiệt thành tông đồ.
16. Chứng tá: Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, - ĐTC Phanxicô – Bài Giáo lý Niềm Đam Mê Rao Giảng Tin Mừng: Lòng nhiệt thành tông đồ. 21. Thánh Daniel Comboni, tông đồ Châu Phi và là nhà tiên tri truyền giáo
- ĐTC Phanxicô – Bài Giáo lý Niềm Đam Mê Rao Giảng Tin Mừng: Lòng nhiệt thành tông đồ. 23. Thánh Charles de Foucauld, trái tim bác ái trong cuộc sống ẩn dật
- ĐTC Phanxicô – Bài Giáo lý Niềm Đam Mê Rao Giảng Tin Mừng: Lòng nhiệt thành tông đồ. 25. Madeleine Delbrêl. Niềm vui đức tin giữa những người không có niềm tin.
- ĐTC Phanxicô – Bài Giáo lý Niềm Đam Mê Rao Giảng Tin Mừng: Lòng nhiệt thành tông đồ. 27. Công bố dành cho tất cả mọi người
- ĐTC Phanxicô – Bài Giáo lý Niềm Đam Mê Rao Giảng Tin Mừng: Lòng nhiệt thành tông đồ. 28. Lời công bố dành cho ngày hôm nay
- ĐTC Phanxicô – Bài Giáo lý Niềm Đam Mê Rao Giảng Tin Mừng: Lòng nhiệt thành tông đồ. 29. Việc công bố diễn ra trong Chúa Thánh Thần
- ĐTC Phanxicô – Bài Giáo lý Niềm Đam Mê Rao Giảng Tin Mừng: Lòng nhiệt thành tông đồ. 30. Effata, Giáo Hội, hãy mở cửa!
ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
TIẾP KIẾN CHUNG
Đại Thánh đường Phaolô VI
Thứ Tư, 29 tháng 3 năm 2023
____________________________
Loạt Bài Giáo lý Về Niềm Đam Mê Rao Giảng Tin Mừng
Lòng nhiệt thành tông đồ của người tín hữu.
Bài 8. Chứng tá: Thánh Phaolô
Bài giáo lý của Đức Thánh Cha
Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!
Trong lộ trình dạy giáo lý về lòng nhiệt thành tông đồ, hôm nay chúng ta hãy bắt đầu nhìn vào một số nhân vật, theo những cách thức và thời điểm khác nhau, đã làm chứng mẫu mực cho việc niềm đam mê Tin Mừng có nghĩa gì. Và nhân chứng đầu tiên đương nhiên là Thánh Tông đồ Phaolô. Tôi muốn dành hai bài giáo lý này cho ngài.
Và tiểu sử của Thánh Phaolô thành Tácxô là tiêu biểu về phương diện này. Trong chương đầu tiên của Thư gửi tín hữu Galát, cũng như trong phần tường thuật của Sách Tông đồ Công vụ, chúng ta có thể thấy lòng nhiệt thành của ngài đối với Tin Mừng xuất hiện sau khi ngài trở lại, và thay thế cho lòng nhiệt thành trước đó của ngài đối với đạo Do Thái. Ngài là một người nhiệt thành đối với luật Môsê của Do Thái giáo, và sau khi trở lại, lòng nhiệt thành này vẫn tiếp tục, nhưng để công bố, rao giảng Chúa Giêsu Kitô. Thánh Phaolô yêu mến Chúa Giêsu. Saolô – tên đầu tiên của Thánh Phaolô – vốn đã rất sốt sắng, nhưng Chúa Kitô đã hoán cải lòng sốt sắng của ngài: từ Lề Luật đến Tin Mừng. Lòng nhiệt thành của ngài trước tiên muốn phá hủy Giáo hội, sau đó lại xây dựng Giáo hội. Chúng ta có thể tự hỏi: điều gì đã xảy ra, chuyển từ hủy diệt sang xây dựng? Điều gì đã thay đổi ở Thánh Phaolô? Lòng nhiệt thành của ngài, sự phấn đấu của ngài cho sự vinh hiển của Thiên Chúa, đã được biến đổi như thế nào? Điều gì đã xảy ra ở đó?
Thánh Tôma Aquinô dạy rằng đam mê, theo quan điểm luân lý, không tốt cũng không xấu: việc sử dụng đức hạnh làm cho nó tốt về mặt luân lý, còn tội lỗi làm cho nó xấu.1Cfr Quaestio “De veritate” 24, 7.Trong trường hợp của thánh Phaolô, điều đã thay đổi ngài không phải là một ý tưởng hay một xác tín đơn giản: đó là cuộc gặp gỡ, đó là cuộc gặp gỡ với Chúa phục sinh – đừng quên điều này, chính cuộc gặp gỡ với Chúa đã thay đổi một cuộc đời – chính cuộc gặp gỡ với Chúa Phục sinh đã biến đổi toàn bộ con người ngài. Nhân tính của Thánh Phaolô, niềm đam mê của ngài đối với Thiên Chúa và vinh quang của Người không bị tiêu diệt, nhưng được Chúa Thánh Thần biến đổi, “hoán cải”. Đấng duy nhất có thể thay đổi tâm hồn chúng ta, thay đổi, đó là Chúa Thánh Thần. Và nó là như vậy cho mọi khía cạnh của cuộc sống ngài. Cũng như trong Bí tích Thánh Thể: bánh và rượu không biến mất, nhưng trở thành Mình và Máu Chúa Kitô. Lòng nhiệt thành của Thánh Phaolô vẫn còn đó, nhưng nó trở thành lòng nhiệt thành của Chúa Kitô. Nó thay đổi hướng đi nhưng lòng nhiệt tình vẫn là một. Chúa được phục vụ với nhân tính của chúng ta, với những đặc quyền và đặc điểm của chúng ta, nhưng điều thay đổi mọi thứ không phải là một ý tưởng, mà là chính cuộc sống, như chính thánh Phaolô đã nói: “Ai ở trong Đức Kitô, thì người ấy là tạo vật mới” – nó thay đổi anh chị em từ bên trong, cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô thay đổi anh chị em từ bên trong, nó biến anh chị em thành một con người khác – “cái cũ đã qua đi, này cái mới đã đến” (2 Cr 5:17). Nếu một người ở trong Chúa Kitô, người ấy là tạo vật mới, đấy là ý nghĩa của tạo vật mới. Trở thành Kitô hữu không phải là một vũ hội hóa trang làm thay đổi khuôn mặt của anh chị em, không! Nếu anh chị em là Kitô hữu, tấm lòng của anh chị em sẽ thay đổi, nhưng nếu anh chị em là một Kitô hữu ở bề ngoài, thì điều này sẽ không xảy ra: những Kitô hữu giả dạng, không, họ sẽ không làm được sự thay đổi này. Sự thay đổi thực sự là sự thay đổi của trái tim. Và điều này đã xảy ra với Thánh Phaolô.
Niềm đam mê Tin Mừng không phải là vấn đề hiểu biết hay nghiên cứu – anh chị em có thể học tất cả thần học anh chị em muốn, anh chị em có thể nghiên cứu Kinh thánh và tất cả những thứ đó, và trở thành người vô thần hay thế tục, đó không phải là vấn đề học tập; trong lịch sử đã có nhiều nhà thần học vô thần, không! Học hành hữu ích nhưng không sản sinh đời sống mới của ân sủng; đúng hơn, hoán cải nghĩa là trải qua cùng kinh nghiệm “sa ngã và phục sinh” mà Saolô/Phaolô đã sống và là nguồn gốc của sự biến đổi lòng nhiệt thành tông đồ của ngài. Thật vậy, như Thánh Inhaxiô nói: “Không phải vì biết nhiều, mà là nhận ra và trân quí mọi sự trong nội tâm, điều ấy mới làm hài lòng và thỏa mãn”2Linh Thao, Chú Giải, 2, 4.. Mỗi người chúng ta, hãy suy nghĩ. “Tôi là một người mộ đạo” – “Tốt thôi” – “Tôi cầu nguyện” – “Vâng” – “Tôi cố gắng tuân theo các điều răn” – “Vâng” – “Nhưng Chúa Giêsu ở đâu trong cuộc sống của anh chị em?” – “À, không, tôi làm những điều Giáo hội ra lệnh”. Nhưng Chúa ơi, Người ở đâu? Anh chị em đã gặp Chúa Giêsu chưa, anh chị em đã nói chuyện với Chúa Giêsu chưa? Nếu anh chị em đọc Tin Mừng hoặc nói chuyện với Chúa Giêsu, anh chị em có nhớ Chúa Giêsu là ai không? Và đây là điều mà chúng ta thường thiếu; một Kitô giáo, tôi muốn nói, không phải không có Chúa Giêsu, nhưng với một Chúa Giêsu trừu tượng… Không! Chúa Giêsu đã bước vào cuộc đời anh chị em như thế nào, Người đã bước vào cuộc đời của Thánh Phaolô như thế nào, và khi Chúa Giêsu bước vào, mọi thứ đều thay đổi. Đã nhiều lần chúng ta nghe những lời bình luận về người ta: “Nhưng hãy xem ông này, ông ta vốn là người xấu xa, bây giờ ông là người tốt lành, bà ta là người tốt lành… ai đã thay đổi họ? Chúa Giêsu, họ đã tìm thấy Chúa Giêsu. Đời sống Kitô hữu của anh chị em có thay đổi không? “Không, ít hay nhiều thì có…”. Nếu Chúa Giêsu không bước vào cuộc đời anh chị em, thì nó không thay đổi. Anh chị em chỉ có thể là Kitô hữu ở bên ngoài. Không, Chúa Giêsu phải bước vào và điều này thay đổi anh chị em, và điều này đã xảy ra với thánh Phaolô. Đó là tìm thấy Chúa Giêsu, và đây là lý do tại sao Thánh Phaolô nói rằng tình yêu của Chúa Kitô thúc đẩy chúng ta, đó là điều đưa anh chị em tiến tới. Điều tương tự cũng xảy ra, sự thay đổi này, đối với tất cả các thánh, những người đã tiến bước khi họ tìm thấy Chúa Giêsu.
Chúng ta có thể suy nghĩ thêm về sự thay đổi diễn ra nơi Thánh Phaolô, người từ một kẻ bắt bớ đã trở thành tông đồ của Chúa Kitô. Chúng ta lưu ý rằng có một loại nghịch lý trong ngài: quả thực, bao lâu còn cảm thấy mình là người công chính trước mặt Thiên Chúa, ngài cảm thấy mình được phép bắt bớ, bắt bớ, thậm chí giết chết, như trường hợp Thánh Stêphanô; nhưng khi được Chúa Phục Sinh soi sáng, ngài khám phá ra mình là “kẻ phạm thượng và bắt bớ” (x. 1Tm 1:13) – đây là điều ngài nói về mình, “trước đây tôi đã phạm thượng và bách hại” – lúc ấy ngài bắt đầu trở thành thực sự có khả năng yêu thương. Và đó là cách thế. Nếu một người trong chúng ta nói: “À, cảm ơn Thiên Chúa, vì con là người tốt, con làm điều tốt, con không phạm tội trọng…”, thì đây không phải là con đường tốt, đây là con đường tự mãn, đó là con đường không công chính hóa anh chị em, nó khiến anh chị em hếch mũi lên… Đó là một người Công Giáo thanh lịch, nhưng một người Công Giáo thanh lịch không phải là một người Công Giáo thánh thiện, họ chỉ thanh lịch thôi. Người Công Giáo chân chính, người Kitô hữu đích thực là người tiếp nhận Chúa Giêsu bên trong, một điều thay đổi trái tim anh chị em. Đây là câu hỏi tôi hỏi tất cả anh chị em hôm nay: Chúa Giêsu có ý nghĩa gì đối với tôi? Tôi đã để Người bước vào trái tim tôi, hay tôi giữ Người trong tầm với nhưng để Người không thực sự bước vào bên trong? Tôi có để mình được Người thay đổi không? Hay Chúa Giêsu chỉ là một ý tưởng, một thần học đang đi trước… Và lòng nhiệt thành là khi một người tìm thấy Chúa Giêsu và cảm thấy ngọn lửa, giống như Thánh Phaolô, phải rao giảng Chúa Giêsu, phải nói về Chúa Giêsu, phải giúp đỡ mọi người, phải làm những điều tốt đẹp. Khi một người tìm thấy ý tưởng về Chúa Giêsu, người đó vẫn là một người có ý thức hệ của Kitô giáo, và điều này không công chính hóa được, chỉ có Chúa Giêsu mới công chính hóa chúng ta. Xin Chúa giúp chúng ta tìm thấy Chúa Giêsu, gặp gỡ Chúa Giêsu, và xin Chúa Giêsu này thay đổi cuộc đời chúng ta từ bên trong và giúp chúng ta giúp đỡ người khác. Cảm ơn anh chị em.
Bản dịch Việt ngữ: Vũ Văn An
Nguồn: http://vietcatholicnews.net/