ĐTC Phanxicô – Bài Giáo lý Niềm Đam Mê Rao Giảng Tin Mừng: Lòng nhiệt thành tông đồ. 30. Effata, Giáo Hội, hãy mở cửa!
- ĐTC Phanxicô – Bài Giáo lý Niềm Đam Mê Rao Giảng Tin Mừng: Lòng nhiệt thành tông đồ.
18. Công bố [Tin Mừng] bằng tiếng mẹ đẻ: Thánh Juan Diego, sứ giả của Đức Trinh Nữ Maria - ĐTC Phanxicô – Bài Giáo lý: Niềm Đam Mê Rao Giảng Tin Mừng, nhiệt thành tông đồ – 1. Ơn gọi làm tông đồ
- ĐTC Phanxicô – Bài Giáo lý: Lòng nhiệt thành tông đồ của người tín hữu – 2. Chúa Giêsu, mẫu gương loan báo Tin Mừng
- ĐTC Phanxicô – Bài Giáo lý: Niềm Đam Mê Rao Giảng Tin Mừng, nhiệt thành tông đồ – 4. Việc làm tông đồ đầu tiên
- ĐTC Phanxicô – Bài Giáo lý Niềm Đam Mê Rao Giảng Tin Mừng: Lòng nhiệt thành tông đồ.
6. Công đồng Vatican II – 1. Truyền giáo như là công việc phục vụ của Giáo hội - ĐTC Phanxicô – Bài Giáo lý Niềm Đam Mê Rao Giảng Tin Mừng: Lòng nhiệt thành tông đồ.
6. Công đồng Vatican II – 2. Làm Tông đồ trong Giáo hội Tông truyền - ĐTC Phanxicô – Bài Giáo lý Niềm Đam Mê Rao Giảng Tin Mừng: Lòng nhiệt thành tông đồ.
7. Cách thức đầu tiên của việc rao giảng Tin Mừng: “chứng tá” - ĐTC Phanxicô – Bài Giáo lý Niềm Đam Mê Rao Giảng Tin Mừng: Lòng nhiệt thành tông đồ.
8. Chứng tá: Thánh Phaolô - ĐTC Phanxicô – Bài Giáo lý Niềm Đam Mê Rao Giảng Tin Mừng: Lòng nhiệt thành tông đồ.
9. Chứng tá: Thánh Phaolô .2 - ĐTC Phanxicô – Bài Giáo lý Niềm Đam Mê Rao Giảng Tin Mừng: Lòng nhiệt thành tông đồ.
11. Chứng tá của đời sống đơn tu - ĐTC Phanxicô – Bài Giáo lý Niềm Đam Mê Rao Giảng Tin Mừng: Lòng nhiệt thành tông đồ.
13. Chứng tá: Thánh Anrê Kim Tae-gon - ĐTC Phanxicô – Bài Giáo lý Niềm Đam Mê Rao Giảng Tin Mừng: Lòng nhiệt thành tông đồ.
16. Chứng tá: Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, - ĐTC Phanxicô – Bài Giáo lý Niềm Đam Mê Rao Giảng Tin Mừng: Lòng nhiệt thành tông đồ. 21. Thánh Daniel Comboni, tông đồ Châu Phi và là nhà tiên tri truyền giáo
- ĐTC Phanxicô – Bài Giáo lý Niềm Đam Mê Rao Giảng Tin Mừng: Lòng nhiệt thành tông đồ. 23. Thánh Charles de Foucauld, trái tim bác ái trong cuộc sống ẩn dật
- ĐTC Phanxicô – Bài Giáo lý Niềm Đam Mê Rao Giảng Tin Mừng: Lòng nhiệt thành tông đồ. 25. Madeleine Delbrêl. Niềm vui đức tin giữa những người không có niềm tin.
- ĐTC Phanxicô – Bài Giáo lý Niềm Đam Mê Rao Giảng Tin Mừng: Lòng nhiệt thành tông đồ. 27. Công bố dành cho tất cả mọi người
- ĐTC Phanxicô – Bài Giáo lý Niềm Đam Mê Rao Giảng Tin Mừng: Lòng nhiệt thành tông đồ. 28. Lời công bố dành cho ngày hôm nay
- ĐTC Phanxicô – Bài Giáo lý Niềm Đam Mê Rao Giảng Tin Mừng: Lòng nhiệt thành tông đồ. 29. Việc công bố diễn ra trong Chúa Thánh Thần
- ĐTC Phanxicô – Bài Giáo lý Niềm Đam Mê Rao Giảng Tin Mừng: Lòng nhiệt thành tông đồ. 30. Effata, Giáo Hội, hãy mở cửa!
Quảng trường Nhà thờ Thánh Phêrô
Thứ Tư, 13 tháng 12 năm 2023
____________________________
Loạt Bài Giáo lý Về Niềm Đam Mê Rao Giảng Tin Mừng:
Lòng nhiệt thành tông đồ của người tín hữu.
Bài 30. Effata, Giáo Hội, hãy mở cửa!
Bài giáo lý của Đức Thánh Cha
Anh chị em thân mến!
Hôm nay chúng ta sẽ kết thúc chu kỳ dành riêng cho lòng nhiệt thành tông đồ, trong đó chúng ta để cho Lời Chúa linh hứng chúng ta, giúp nuôi dưỡng niềm đam mê công bố Tin Mừng. Và điều này liên quan đến mọi Kitô hữu. Chúng ta hãy nghĩ đến sự kiện trong Bí tích Rửa tội, vị chủ tế nói khi chạm vào tai và môi của người được rửa tội: “Xin Chúa Giêsu, Đấng đã làm cho người điếc được nghe và người câm được nói, ban cho con nhanh chóng lắng nghe lời Người và tuyên xưng đức tin của con”. (Xem Mc 7:31-35)
Và chúng ta đã nghe phép lạ của Chúa Giêsu. Thánh sử Máccô tiếp tục mô tả chi tiết nơi phép lạ xảy ra: “Hướng tới biển hồ Galilê…” (Mc 7:31). Những vùng này có điểm gì chung? Là sự kiện chúng chủ yếu là nơi sinh sống của người ngoại giáo. Đó không phải là vùng lãnh thổ có người Do Thái sinh sống mà chủ yếu là người ngoại giáo. Các môn đệ cùng ra đi với Chúa Giêsu, Đấng có khả năng mở tai và mở miệng, tức là hiện tượng câm điếc, mà trong Kinh Thánh cũng mang tính ẩn dụ và chỉ việc khép lại những lời kêu gọi của Thiên Chúa. Có cái điếc thể lý, nhưng trong Kinh thánh, người điếc trước lời Chúa là người câm, người không truyền đạt Lời Chúa.
Một dấu chỉ khác cũng mang tính chỉ dẫn: Tin Mừng tường thuật lời có tính quyết định của Chúa Giêsu trong tiếng Aramaic, effata, có nghĩa là “hãy mở ra”, tai hãy mở ra, lưỡi hãy mở ra. Và đó là một lời mời gọi ít được ngỏ với người câm điếc, những người vốn không thể nghe, cho bằng với chính các môn đệ thời đó và mọi thời đại. Cả chúng ta nữa, những người đã nhận được effata của Chúa Thánh Thần trong Bí tích Rửa tội, cũng được mời gọi cởi mở chính mình. “Hãy mở ra”, Chúa Giêsu nói với mọi tín hữu và với Giáo hội của Người: hãy mở ra vì thông điệp Tin Mừng cần anh chị em làm chứng và công bố! Và điều này cũng khiến chúng ta suy nghĩ về thái độ của người Kitô hữu: người Kitô hữu phải cởi mở với Lời Chúa và phục vụ người khác. Những Kitô hữu khép kín luôn có kết cục tồi tệ, bởi vì họ không phải là Kitô hữu, họ là những nhà ý thức hệ khép kín. Người Kitô hữu phải cởi mở trong việc công bố Lời Chúa, và chào đón anh chị em. Và đây là lý do tại sao effata, việc “mở ra” này, là một lời mời gọi tất cả chúng ta hãy mở ra.
Ngay cả ở cuối các Tin Mừng, Chúa Giêsu cũng ngỏ với chúng ta ước muốn truyền giáo của Người: hãy đi xa hơn, đi làm mục tử, đi rao giảng Tin Mừng.
Anh chị em thân mến, tất cả chúng ta hãy cảm thấy mình được mời gọi, như những người đã được rửa tội, để làm chứng và loan báo Chúa Giêsu, và chúng ta cầu xin ân sủng, trong tư cách một Giáo hội, để có thể thực hiện một cuộc hoán cải mục vụ và truyền giáo. Chúa trên bờ biển Galilê hỏi Thánh Phêrô có yêu mến Người không rồi bảo ông chăn các con chiên của Người (xem câu 15-17). Chúng ta cũng hãy tự hỏi mình, mỗi người chúng ta hãy tự hỏi câu hỏi này, chúng ta hãy tự hỏi: tôi có thực sự yêu mến Chúa đến mức muốn loan báo Người không? Tôi muốn trở thành nhân chứng của Người hay tôi bằng lòng làm môn đệ của Người? Tôi có ghi nhớ trong lòng những người tôi gặp không, tôi có đưa họ đến với Chúa Giêsu trong lời cầu nguyện không? Tôi có muốn làm điều gì đó để niềm vui Tin Mừng, niềm vui đã biến đổi cuộc đời tôi, làm cho cuộc sống của họ trở nên tươi đẹp hơn không? Chúng ta hãy suy nghĩ điều đó, suy nghĩ những câu hỏi này và theo đuổi lời chứng của chúng ta.
Việt ngữ: Vũ Văn An
Nguồn: http://vietcatholicnews.net/