Học khiêm tốn

Một chàng thanh niên tìm đến vị đạo sĩ để học đức khiêm tốn. Chàng thanh niên hỏi, “Thưa thầy, con muốn học và sống đức khiêm tốn. Con phải làm gì để đạt được đức khiêm tốn?” Đạo sĩ đáp, “Hãy đi ra phố chợ và tìm gặp những ai thấp kém hơn con và làm điều tốt cho họ và sẵn sàng giúp họ những gì họ muốn giúp.”

Nghe xong, chàng thanh niên vội vã ra phố; anh nghĩ rằng, người thấp kém hơn anh chính là những người ăn xin vô gia cư. Anh tìm gặp một người ăn xin và mời người ấy đi ăn tối; anh đãi ông ta một bữa ăn thật ngon tại một nhà hàng san trọng; sau đó anh còn cho thêm một ít tiền. Anh cảm thấy vui và tìm đến vị đạo sĩ để thông báo kết quả anh vừa hoàn thành. Anh hỏi, “Con đã làm điều thầy chỉ dạy, con đã đạt được đức khiêm tốn chưa?” “Vẫn chưa,” vị đạo sĩ đáp. Người thanh niên hỏi tiếp, “Vậy con phải làm gì thêm nữa để đạt đức khiêm tốn?” Vị đạo sĩ trả lời, “Con hãy tiếp tục tìm những ai thấp kém hơn con và làm điều tốt cho họ.” Chàng thanh niên tỏ vẻ không vui đáp, “Nhưng con vừa làm xong. Có phải thầy muốn con làm điều tốt cho thêm mười người nữa thì đạt được đức khiêm tốn?” “Vẫn chưa đủ,” đạo sĩ trả lời. Chàng thanh niên hỏi tiếp, “Vậy bao nhiều thì đủ, một trăm, hai trăm…có đủ để con đạt đức khiêm tốn không?” Đạo sĩ ân cần nhìn chàng thanh niên đáp, “Không phải là số việc tốt con làm, nhưng là cách nhìn của con. Con chỉ có thể đạt đức khiêm tốn khi con không còn thấy bất cứ một ai là người thực sự thấm kém hơn con.”[1]

* * *

Học biết cách nhìn sự “khác nhau” thay vì là “hơn thua” là một nỗ lực liên lĩ và âm thần trong tĩnh lặng.

Câu chuyện hôm nay mời gọi chúng ta học cách nhìn sâu hơn về đức khiêm tốn. Khiêm tốn được suất phát từ nội tâm của chính mình. Đúng như vị đạo sĩ khuyên dạy chàng thanh niên, bao lâu chúng ta còn nhìn người khác thấp kém hơn mình thì bấy lâu chúng ta chưa học được đức khiêm tốn. Sự khiêm tốn mời gọi mỗi người chúng ta có cái nhìn đúng về chức tước địa vị, về danh phận của mình và của người khác. Sự khiêm tốn cũng mời gọi ta nhìn nhận sự giống nhau về bản chất của mỗi con người và sự khác nhau về địa vị. Hiểu sự giống nhau về bản chất của con người để không chỉ mình thực hiện lòng bác ái từ thiện cho người khác nhưng cũng để cho chính mình thực sự được lớn lên và trưởng thành trong ơn gọi làm người. Mình chỉ thực sự làm người trọn vẹn khi mình biết giá trị của con người mình và cũng đón nhận giá trị của người khác. Hiểu sự khác biệt về địa vị bên ngoài để mình học biết rằng mình không có quyền trên ai và cũng ai có quyền trên mình. Mình cũng không “hơn” ai, và cũng chẳng ai “hơn” mình. “Hơn-thua” đó chẳng qua là một khái niệm không chuẩn xác; nhưng một cách chuẩn xác, nó phải được gọi là sự “khác nhau” thay vì là “hơn-thua.” Vì kinh nghiệm thực tế trong xã hội cho thấy, hôm nay anh có thể giữ địa vị là giám đốc ngân hàng, nhưng ngày mai anh có thể sẽ là tù nhân và bị mất tất cả quyền lợi, kể cả sự tự do. Như thế, khi nhận định và đón tiếp một người vời khái niệm “hơn-thua” chúng ta dựa trên một nền tảng rất bấp bênh, không vững chắc, vì những gì chúng ta quan niệm và nhận định có thể sẽ thay đổi. Nhưng khi chúng nhận ra bản chất thật của mỗi con người – là một nhân vị, là một con người, thì những sự khác biệt của họ không làm cho chúng ta nhận định sai và lạc hướng vì chúng ta dựa trên nền tảng là bản chất thật của họ, là một nhân vị.

Bạn thân mến, không phải dễ để tập sống khiếm tốn một cách trọn vẹn. Học biết cách nhìn sự “khác nhau” thay vì là “hơn thua” là một nỗ lực liên lĩ và âm thần trong tĩnh lặng. Trong tĩnh lặng chúng có thể nhận ra trong mỗi con người của mình luôn luôn có hai thế lực; chúng ta có thể gọi chúng một bên là yêu thương, chan hoà, tự tại, tha thứ, khiêm tốn; còn bên kia là ghen ghét, hận thù, ích kỷ, giận hờn, kêu căng. Nói cách khác, ai ai dù muốn dù không cũng có hai con thú ẩn dật trong mình, một con hiền và một con dữ. Với hình ảnh minh hoạ này, một em bé hỏi ông của em, “Vậy thưa ông, con thú nào sẽ thắng?” Ông trả lời, “Tuỳ vào việc con cho con nào ăn.”

Vâng, tuỳ vào việc ta “nuôi” con nào, thú dữ hay thú hiền; tuỳ vào việc ta chọn sống như thế nào; tuỳ vào sự suy nghĩ của ta để kết quả được sinh ra; và tuỳ vào cách đón nhận và nhìn người khác của ta, “hơn-thua” hay ”khác nhau” để kết quả được sinh ra. Chúng ta cầu chúc nhau tập sống khiêm tốn hơn bằng khả năng nhận ra sự khác nhau nơi mỗi người nhưng cũng nhận ra bản chất thật giống nhau của mọi người.

Br. Huynhquảng


[1] http://www.managementparadise.com/forums/articles/13344-lesson-humility-story.html

Leave a comment

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Bài trước Bài sau