Hãy đi làm hòa trước đã

Thứ Năm Tuần 10 Mùa Thường Niên.

Thánh Valêriô và Thánh Rufinô, tử đạo

1V 18,41-46
Mt 5,20-26

Lời Chúa

20 “Vậy, Thầy bảo cho anh em biết, nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pha-ri-sêu, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời.

21 “Anh em đã nghe Luật dạy người xưa rằng: Chớ giết người; ai giết người, thì đáng bị đưa ra toà.22 Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: Ai giận anh em mình, thì đáng bị đưa ra toà. Ai mắng anh em mình là đồ ngốc, thì đáng bị đưa ra trước Thượng Hội Đồng. Còn ai chửi anh em mình là quân phản đạo, thì đáng bị lửa hoả ngục thiêu đốt.23 Vậy, nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh,24 thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình.25 Anh hãy mau mau dàn xếp với đối phương, khi còn đang trên đường đi với người ấy tới cửa công, kẻo người ấy nộp anh cho quan toà, quan toà lại giao anh cho thuộc hạ, và anh sẽ bị tống ngục.26 Thầy bảo thật cho anh biết: anh sẽ không ra khỏi đó, trước khi trả hết đồng xu cuối cùng.

Lời Chúa trong giờ kinh gia đình

Hãy đi làm hòa trước đã

“Các bạn sẽ bắt đầu bằng sự kính trọng…”, câu nói thật quý giá trong tác phẩm của Maurice Bellet, Le lieu du combat. Sự kính trọng này không hề làm mất đi tính sáng tạo, ngược lại là đàng khác. Kính trọng không phải là lệ thuộc, đó là làn ranh chia sẻ, nhưng không tách rời, nó đánh dấu khoảng cách đúng đắn, thậm chí đối với chính bản thân mình.

Sự kính trọng khiến tôi do dự trước điều tôi có thế chạm đến, để cuối cùng tôi hiểu rằng đúng là tôi không nên làm thế, cho dù đó là làm nơi bản thân tôi. Bởi sự kính trọng nằm tận trong thâm tâm tôi, sâu hơn chính tôi. Nguồn suối mà tôi khám phá ra trong con người tôi, tôi không phải là nguyên nhân của nó. Nguồn suối ấy ở trong tôi mà không phải do tôi tạo nên, nó không có tên, nó thật kỳ diệu. Nó mời gọi tôi bay lên cao qua phía bên kia, trong khi vẫn giữ lại cho tôi hiện trạng nơi tôi ở, nơi tôi sống, nơi tôi nói, nơi tôi hành động, nơi tôi liên hệ.

Niềm kiêu hãnh của chủ thể, đó cũng là khám phá những giới hạn trong việc mở ra với tha nhân, và với Đấng Khác, thái độ mở ra, trong việc đón nhận nhau. Điều ấy chắc hẳn là do huyền nhiệm. Nhưng có phải nó quá xa rời thực tế, xa rời cuộc sống bình thường và thậm chí xa rời chính trị, khi mà ý thức về nhân tánh đang sáng lên cho mỗi người? Ý thức này đòi buộc phải có sự kính trọng.

Françoise Le Corre
Les jardins oubliés de l’obéissance (Bayard – Christus)

Nguồn CALENDRIER SAINT-PAUL 2018
Chuyển ngữ: Phaolô Nguyễn Anh Võ CVK67

Leave a comment

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Bài trước Bài sau