Ghen (2)

MỤC ĐÍCH CỦA GHEN TƯƠNG

Vì cảm xúc của chúng ta gây cho chúng ta một ấn tượng mạnh rằng chúng ta đúng và người kia sai, chúng ta cảm thấy khó chấp nhận một sự cắt nghĩa tâm lý về sự ghen tương của chúng ta. Sự ghen tương có thể có những ý nghĩa khác nhau, tất cả tuỳ vào mục đích mà sự ghen tương được dùng. Cảm xúc ghen chỉ được nhìn thấy nhờ hành vi rối loạn xã hội. Hành vi như thế thường được hướng về một trong 4 chiều hướng sau đây:

– Lý do bào chữa cho khuyết điểm mình.
– Lôi kéo sự chú ý.
– Chiếm quyền lực.
– Báo thù.

BÀO CHỮA CHO KHUYẾT ĐIỂM

Có một sự nghi ngờ trong chính mình là một yếu tố thiết yếu. Bao lâu chúng ta không nghi ngờ ảnh hưởng chúng ta, sự lôi cuốn chúng ta, và sự tương xứng đầy đủ, chúng ta không bao giờ ghen tương. Đối với một người can đảm biết chắc về khả năng của mình có thể chế ngự được nguy hiểm thì không có gì phải sợ sệt ngay cả tình thế khó khăn nhất. Chúng ta ghen tương khi chúng ta hỏi: tự chúng ta có cho nhiều đủ hay không? Chúng ta sợ người khác cho nhiều hơn. Chúng ta ghen tương tạo nên những cuộc gây lộn và chán nản, là cái làm chúng ta càng không chắc chắn về vị thế chúng ta trong đời sống của người khác. Cảm giác về sự không tương xứng làm tăng sự ghen tương của chúng ta. Trong vòng lẩn quẩn xấu xa này, sự ghen tương là sự động lực khiến chúng ta hành động cách hung hăng và thù nghịch. Với tri thức, chúng ta có thể nhận biết rằng chúng ta phải bổ túc cho những khiếm khuyết của chúng ta. Thiếu can đảm thì không chấp nhận được chuyện này. Trong lúc chúng ta sợ chúng ta không thể làm tốt hơn, chúng ta cần cảm xúc cho sự đền bù khác. Ngược lại, sự ghen tương ngăn cản chúng ta trở nên tốt khi chúng ta biết rằng chúng ta không tốt đủ.

Vấn đề giá trị cá nhân người ghen tương ngay từ lúc ấu thời đã có khuynh hướng không tin giá trị riêng của họ. Nhiều cách đã được tìm để giấu sự thiếu chân thành này. Nơi người này có thể là sự ước muốn hoàn thiện và điều đó là đúng. Không một khả năng, không một chiêm ngưỡng nào ngăn cản một người khỏi cảm giác bị quên đi. Sự an sinh được theo đuổi nhưng không chiếm được, vì không gì ngoài cái chết là chắc chắn. Việc theo đuổi sự bảo đảm đòi sống an sinh là vô hy vọng. Cái cảm giác bất an trở thành một đày đọa và đòi hỏi đền bù. Ghen tương hành động như muốn đòi hỏi một sự công chính mà sự hiểu biết bình thường không cho phép được. Sự ghen tương thường nổi lên vào lúc khi chúng ta ý thức về khuyết điểm của chúng ta trong tương quan bổn phận hôn nhân. Ước muốn tố cáo thường để tránh bị tố cáo. Động lực tâm lý này thường dẫn tới một tình trạng đặc biệt khó có thể nói được.

Một ví dụ cho thấy: một cô gái trẻ sống trong tình trạng hôn nhân không được hạnh phúc. Cô lo cho chồng rất ít, người mà có bản chất và tính tình cô rất coi thường. Nên cuối cùng cô quyết định ly dị. Trước khi dứt điểm hoàn toàn, cô đi xa nghỉ ngơi để thử xem tình trạng ảnh hưởng cả hai thế nào. Cô có nhiều thời giờ rảnh rỗi rong chơi nhưng không có một sự thích thú sâu xa nào. Cô bắt đầu làm quen chuyện trò với một anh chàng trẻ. Khi cô về nhà, như cô đoán trước, chồng cô không ra sân ga để đón cô. Cô bị tổn thương, khó chịu và lần đầu tiên trở nên ghen tương. Cô tưởng tượng anh chồng đang đi với cô khác và quên mất cô. Cái cảm giác mới này không làm thay đổi thái độ của cô với anh ta, và sau đó không bao lâu thì họ làm giấy tờ ly dị, nhưng biến cố đó đã làm cô rối loạn. Trong phút chốc, cô nghi ngờ cô có thể yêu chồng mà không biết, nhưng điều đó không thật, và cô tiếp tục tiến trình ly dị của cô. Cái đã xảy ra là: lần đầu tiên trong đời cô thấy mình không chắc chắn có đối đãi đúng trong liên hệ của cô với chồng hay không? Cô có làm tròn bổn phận của một người vợ và một người đàn bà không? Lẽ ra cô không nên hy vọng rằng ông chồng, người mà trước kia không bao giờ quan tâm đến cô, bây giờ lại ra sân ga để đón cô, và không chút ghen tương cô không nên đòi hỏi bất cứ một vấn đề gì nữa với ông ta sau khi hai người đã quyết định ly dị.

Một yếu tố khác cũng thường xảy ra trong ghen tương đó là cạnh tranh với người cùng phái. Sự liên hệ của chúng ta với người khác phái thì rất là màu mè bởi thái độ chúng ta đối với họ. Những đàn bà mà cuộc sống của họ chú trọng vào những người đàn ông thường nhìn những người đàn bà khác như là những kẻ thù vì họ nghĩ về ông chồng của họ như một người dễ bị lừa dối thường rất nguy hiểm bởi những con mèo đang rình mồi. Sự canh tranh giữa những người đàn ông thì thường quan tâm về công việc làm ăn và địa vị trong xã hội, còn các bà chỉ đóng vai trò phụ dầu không phải là quên đi. Còn những ông vốn nghi ngờ về phái tính của mình, ước ao được như những đàn ông khác bằng cách nhìn họ như những người đàn ông thật còn họ không được như vậy, thường có khuynh hướng cảm nhạy đối với những hồng ân mà những người vợ của họ ban cho những ông khác.

Thành phần thứ ba thường lôi cuốn nhiều thích thú và khêu gợi cảm xúc hơn là người vợ mà sự bất tín của người vợ xem ra là lý do cho sự thay đổi bất ngờ. Sự ghen tương của những thành phần này không chú trọng trên người vợ hoặc trên những hành động thù nghịch mà chú trọng trên người cạnh tranh vì sợ họ trổi vượt hơn mình trong hiện tại hoặc có thể trong tương lai.

Như một diễn tả của sự mất can đảm trong sự cạnh tranh với người bạn mình hoặc với người cùng phái, sự ghen tương dùng như một lý do cho sự tăng cường lợi ích, và lý do cho những hành động tấn công hoặc vô lễ mà người yêu không bao giờ cho phép.

LÔI CUỐN SỰ CHÚ Ý VÀ CHIẾM QUYỀN LỰC

Cảm giác mặc cảm và không cảm thấy tự đủ gây sự tranh đấu cho sự đền bù. Cách dễ nhất và gần nhất là cố gắng chiếm sự chú ý. Những người cảm thấy không chắc mình có được yêu đủ không và có tiếp tục được quí chuộng không đòi hỏi một dấu chỉ cho sự tận hiến. Ghen tương phục vụ cho mục đích này của họ. Mọi cái thích thú bên ngoài đòi hỏi tốn phí thời gian và sự chú ý từ người bạn xem ra là nguy hiểm. Mọi chú ý từ một người khác được xem như là dẫm lên trên quyền sở hữu của họ. Sự tiếp tục đòi hỏi sự chú ý thường dẫn đến bạo chúa, đặc biệt nếu đòi hỏi chú ý không giới hạn thì không bao giờ được thõa mãn tròn đầy. Cảm giác bị quên lãng đưa đến sự đòi hỏi ngày càng tăng cường. Dưới tiền đề tình yêu và tận hiến, người ghen tương canh giữ mọi bước đi của người bạn mình. Và thật là may mắn cho cả hai nếu người bạn được kiểm soát không đặt nặng đến những luật lệ được đặt ra. Nếu không muốn chấp nhận trách nhiệm cho sự bộc phát của đau khổ và bạo động, tốt nhất là tuân phục cách cẩn thận những đòi hỏi của người bạn ghen tương đó. Dĩ nhiên, người ghen tương hoàn toàn vô tội vì họ bị thúc đẩy bởi xúc cảm quá mạnh và ý hướng tốt đẹp trong họ, và trên hết cái đau khổ thật của họ giải thoát bất cứ hành vi sai lầm nào.

Cô Hồng Liên lớn lên giữa nhiều anh trai. Cô là trung tâm của mọi chú ý và xếp đặt để giữ địa vị này. Khi cô có gia đình, cô đau khổ nhiều do cảm giác ghen tương, điều mà cô nhận thấy như bị đối xử không công bằng. Cô hỏi về thời giờ của ông chồng và về những kinh nghiệm với đàn bà trước đây mặc dù ông bảo đảm với nàng rằng cô là người quyến rũ rất nhiều và rằng anh ta yêu cô hơn mọi ai hết. Cô ta vẫn nghi ngờ khả năng của cô nếu đem so sánh với vẻ đẹp của các cô khác. Cô không còn dấu sự ghen tương và mất nhiều thời giờ vặn vò tra hỏi chồng. Với sự ghen tương, cô muốn kiểm soát hết mọi hoạt động của chồng. Mỗi khi cô cảm thấy bị quên lãng, cô gọi đến văn phòng để xem thử ông có đang ở với bà nào không? Dưới áp lực của sự ghen tương, cô ngăn ngừa chồng không bỏ cô cô độc, không muốn chồng phải đi làm nhiều vì đó là nguyên nhân khiến chàng phải xa cách nàng. Một lần cô cố gắng giữ chàng ở nhà thất bại, cô dùng sự ghen tương như một chiến thuật chống lại anh ta bằng cách xếp hẹn với một người đàn ông khác để khiến ông chồng ghen chơi. Cô lệ thuộc vào sự ghen tương bằng cách này hay cách khác.

TÌM KIẾM SỰ TRẢ THÙ

Nếu sự xung đột tăng cường với sự bạo chúa và bột phát càm ràm, người ghen tương không bảo đảm vị thế và quyền hành vì chỉ làm tăng cường sự chống đối và phản loạn trong người họ chống đối và cuối cùng giai đoạn thù hận công khai đạt tới. Sự ghen tương được dùng như vũ khí để trả thù. Người ghen tương khám phá ra chỗ kẻ thù đáng yêu có thể bị tổn thương nhất. Dưới sự bảo vệ của sự giận dữ, những tố cáo được nói ra, những điểm đáng lưu ý như tấn công phẩm giá và sự tự trọng của nạn nhân để cái còn lại là một mớ những thất vọng, một cái gì không có phẩm giá con người.

Tác giả: Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.

Bài trước Bài sau