Làm chứng cho Chúa

CHÚA NHẬT XXII THƯỜNG NIÊN

Đnl 4,1-2.6-8
Gc l517-18.21b.27
Mc 7, 1-8a. 14-15. 21-23

Lời Chúa

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khi ấy, những người biệt phái và mấy luật sĩ từ Giêrusalem tụ tập lại bên Chúa Giêsu, và họ thấy vài môn đệ Người dùng bữa với những bàn tay không tinh sạch, nghĩa là không rửa trước. Vì theo đúng tập tục của tiền nhân, những người biệt phái và mọi người Do-thái không dùng bữa mà không rửa tay trước, và ở nơi công cộng về, họ không dùng bữa mà không tắm rửa trước. Họ còn giữ nhiều tập tục khác nữa, như rửa chén, rửa bình, rửa các đồ đồng. Vậy những người biệt phái và luật sĩ hỏi Người: “Sao môn đệ ông không giữ tập tục của tiền nhân mà lại dùng bữa với những bàn tay không tinh sạch?” Người đáp: “Hỡi bọn giả hình, Isaia thật đã nói tiên tri rất chí lý về các ngươi, như lời chép rằng: ‘Dân này kính Ta ngoài môi miệng, nhưng lòng chúng ở xa Ta. Nó sùng kính Ta cách giả dối, bởi vì nó dạy những giáo lý và những luật lệ loài người’. Vì các ngươi bỏ qua các giới răn Thiên Chúa, để nắm giữ tập tục loài người”.

Và Người lại gọi dân chúng mà bảo rằng: “Hết thảy hãy nghe và hiểu rõ lời Ta. Không có gì từ bên ngoài vào trong con người mà có thể làm cho họ ra ô uế. Chỉ có những gì từ con người xuất ra, chính những cái đó mới làm cho họ ra ô uế. Vì từ bên trong, từ tâm trí người ta xuất phát những tư tưởng xấu: ngoại tình, dâm ô, giết người, trộm cắp, tham lam, độc ác, xảo trá, lăng loàn, ganh tị, vu khống, kiêu căng, ngông cuồng. Tất cả những sự xấu đó đều ở trong mà ra, và làm cho người ta ra ô uế”.

Bản dịch của Uỷ Ban Phụng Tự, HĐGMVN
NS Trái Tim Đức Mẹ đánh máy vi tính
Nguồn: thanhlinh.net

Lời Chúa trong giờ kinh gia đình

Nguồn: tgpsaigon.net – Thu âm: Anh Tuấn

Làm chứng cho Chúa

Trong một cuộc đối thoại liên tôn, các thành viên có cùng một quan niệm về con người không? Đây không phải là một câu hỏi lý thuyết, nhưng kêu mời mọi người vào cuộc. Chắc hẳn phía Kitô giáo vẫn biết rằng con người là “hình ảnh của Thiên Chúa”,cho nên không ngừng hướng về Thiên Chúa, từ trong bản chất có khả năng liên kết và mở ra với người khác.

Nhưng các phía khác thì sao, có phải tất cả đều ý thức về mầu nhiệm con người và về mầu nhiệm Thiên Chúa, Đấng vượt trên tất cả không? Như vậy, người Kitô hữu đi đến chỗ phải tự hỏi: Khi đối thoại, mình lên tiếng từ đâu? Từ phía trước sân khấu của bản thân mình? Từ trên cao, từ Đấng cao hơn mình hay từ hình ảnh lý tưởng của mình?

Bởi vì người Kitô hữu cần phải làm chứng cho Chúa của mình, cho Đấng Cứu Chuộc mình, vậy thì Đấng ấy cư ngụ “ở chỗ nào” trong tâm hồn người ấy? Trong cuộc đối thoại liên tôn, hẳn bất cứ mối quan hệ liên vị nào khác, mối quan hệ giữa mỗi người với Thiên Chúa hằng sống và chân thật phải được bao hàm ở trong. Như thế, trong đối thoại liên tôn, việc cầu nguyện có vai trò rất quan trọng. ”Con người đang tìm kiếm Thiên Chúa… Tất cả mọi tôn giáo đều nói lên cuộc tìm kiếm thiết yếu này’

Ủy ban thần học quốc tế
Kitô giáo và các tôn giáo (Centurion – Cerf) 

Nguồn CALENDRIER SAINT-PAUL 2018
Chuyển ngữ: Phaolô Nguyễn Anh Võ CVK67

Leave a comment

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Bài trước Bài sau