Nguyên tắc hiệp thông

Thứ ba Tuần 5 Mùa Chay

Ds 21, 4-9
Ga 8, 21-30

Lời Chúa

21Đức Giê-su lại nói với họ: “Tôi ra đi, các ông sẽ tìm tôi, và các ông sẽ mang tội mình mà chết. Nơi tôi đi, các ông không thể đến được.” 22Người Do-thái mới nói: “Ông ấy sẽ tự tử hay sao mà lại nói: “Nơi tôi đi, các ông không thể đến được”? ” 23Người bảo họ: “Các ông bởi hạ giới; còn tôi, tôi bởi thượng giới. Các ông thuộc về thế gian này; còn tôi, tôi không thuộc về thế gian này. 24Tôi đã nói với các ông là các ông sẽ mang tội lỗi mình mà chết. Thật vậy, nếu các ông không tin là Tôi Hằng Hữu, các ông sẽ mang tội lỗi mình mà chết.” 25Họ liền hỏi Người: “Ông là ai? ” Đức Giê-su đáp: “Hoàn toàn đúng như tôi vừa nói với các ông đó. 26Tôi còn có nhiều điều phải nói và xét đoán về các ông. Nhưng Đấng đã sai tôi là Đấng chân thật; còn tôi, tôi nói lại cho thế gian những điều tôi đã nghe Người nói.” 27Họ không hiểu là Đức Giê-su nói với họ về Chúa Cha. 28Người bảo họ: “Khi các ông giương cao Con Người lên, bấy giờ các ông sẽ biết là Tôi Hằng Hữu, và biết tôi không tự mình làm bất cứ điều gì, nhưng Chúa Cha đã dạy tôi thế nào, thì tôi nói như vậy. 29Đấng đã sai tôi vẫn ở với tôi; Người không để tôi cô độc, vì tôi hằng làm những điều đẹp ý Người.” 30Khi Đức Giê-su nói thế, thì có nhiều kẻ tin vào Người.

Nguyên tắc hiệp thông

Trong hành vi thân mật nhất giữa một người nam và một người nữ, thân xác, tuy hòa hợp làm một, vẫn tạo ra những khác biệt không thể vượt qua. Thời điểm kết hiệp mạnh mẽ nhất cũng là thời điểm mà sự khác biệt trở nên lớn lao hơn cả: đó là một nghịch lý sâu xa, và nghịch lý ấy có một cái gì để nói cho cuộc đời người Kitô hữu.

Người ta không bao giờ đạt được một sự trùng khớp trọn vẹn và bảo đảm đến mức có thể xâm lấn sang lãnh vực của người khác và chối bỏ sự khác biệt của người ấy. Lối thoát khả dĩ cho vấn đề này chính là nguyên tắc hiệp thông, tức là mối tương quan trong sự khác biệt.

Đạo của chúng ta là đạo Chúa Ba Ngôi. Khi suy tư về “linh thánh”, chúng ta cố gắng hết sức vươn về Một Đấng trừu tượng. Ba Ngôi là gì? Đó là sự hiệp nhất tối đa trong sự khác biệt tối đa của các ngôi vị ngang bằng nhau. Đó là nguyên tắc căn bản của căn tính Kitô giáo.

Một khi đã đặt ra các nguyên tắc hiệp nhất trong sự khác biệt này, các bạn sẽ hiểu rằng các bạn không còn ở trong cái “hữu hình” hay cái “bị chôn vùi”, nhưng các bạn đang đối mặt với một vấn đề khác, vấn đề về mối tương quan.

Albert Rouet
J’aimerais vous dire (Bayard)

Nguồn CALENDRIER SAINT-PAUL 2018
Chuyển ngữ: Phaolô Nguyễn Anh Võ CVK67

Leave a comment

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Bài trước Bài sau