Ebenezer Scrooge là một cái tên đồng nghĩa với sự tham lam, ghét đời và phiền muộn – và đúng vậy. Nhân vật phản-diện-trở-thành-chính-diện cổ điển trong A Christmas Carol (Khúc ca Giáng sinh) của Charles Dickens làm ta dội lại tại phần mở đầu câu truyện khi ông chửi rủa nhân viên của mình, cháu trai của ông, và những người xin bố thí cho người nghèo. Nhưng sau những cuộc thăm viếng của ba hồn ma Giáng sinh, “con người kinh doanh” được thay đổi và làm cho chúng ta phấn khởi về tấm lòng tốt và sự chuộc tội của mình ở chương cuối cùng. A Christmas Carol rất nổi tiếng, đã được tái bản rất nhiều lần nên xem như có vẻ nhàm chán. Nhưng có một sự minh triết bền vững qua các trang của tác phẩm khiến cho câu truyện có ý nghĩa: câu truyện cung cấp cái nhìn sâu sắc vào bản chất con người, giá trị của con người, trị giá thực của tiền bạc, và mục đích của xã hội và ngay cả của cuộc sống. Chỉ đơn giản với tư cách là một người ngay thẳng thiện chí, bản thân ông không phải là người Công giáo, Charles Dickens rút ra nhiều nguyên tắc có giá trị vượt thời gian vào trong các chuyện ông kể, trùng khớp nhịp nhàng với các yếu tố của giáo huấn xã hội Công giáo. Sự đồng điệu của A Christmas Carol với tư tưởng xã hội Công giáo cho thấy những nguyên tắc này thực sự hiển nhiên ra sao đối với tâm trí con người, nếu tâm trí ấy biết suy nghĩ tốt.

Liên đới

Câu truyện bắt đầu vào đêm Giáng sinh với Scrooge trong văn phòng của mình với Bob Cratchit, nhân viên của ông. Scrooge tiếp một vài người khách và cách ứng xử của ông cho thấy ông sai lạc xa cách đến mức nào các giá trị nhân văn và đồng thời nhấn mạnh thái độ đúng đắn mà ông nên có.

Sự khinh người của Scrooge lộ ra trong cách ông đối xử với Bob, người mà ông từ chối cung cấp đủ than để sưởi ấm văn phòng cho đúng đắn: “Scrooge có ít lửa sưởi, nhưng lửa của viên thư ký còn nhỏ hơn, trông chả khác gì một hòn than. Song anh ta nào dám xin thêm, vì Scrooge giữ thùng than trong phòng”.

Cháu Scrooge là Fred bước vào ngay sau đó, cố gắng chúc kẻ khinh người một câu “Giáng sinh vui vẻ”, mà anh nhận lại hai tiếng “bịp bợm” nghe rõ ghét. Người thanh niên không hề mệt mỏi bèn tung ra một loạt bào chữa cho Giáng sinh là xứng đáng cho tình liên đới, hoặc ý thức đoàn kết, mà Giáng sinh tạo ra trong nhân loại: Giáng sinh là “khoảng thời gian duy nhất mà cháu biết, trong cả năm dài, khi đàn ông, đàn bà dường như tâm đầu ý hợp mở toang cõi lòng khép kín của mình ra, nghĩ tới những người kém cỏi hơn mình, như thể họ thật sự là bạn bè đồng cam cộng khổ, chứ không phải sinh vật thuộc giống nòi nào khác mà ta tình cờ gặp trên mấy đoạn đường đi. Vì thế, bác ạ, dù nó chả nhét vàng bạc gì vào túi cháu, thì cháu vẫn tin Giáng sinh đã và sẽ mang điều tốt lành tới cho mình”.

Fred khăng khăng nói về lợi ích của việc xem người khác là những đồng loại thật gần như  tương ứng với giảng dạy của Giáo hội về cơ sở giáo huấn xã hội của Giáo hội: “Quan hệ giữa Thiên Chúa và con người được phản ánh trong chiều kích tương quan và xã hội của bản tính con người. Thật vậy, con người không phải là một hữu thể cô độc, mà là “một hữu thể xã hội, không thể nào sống cũng như không thể nào phát triển tiềm năng của mình bao lâu con người không liên hệ với người khác” (110, Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo Hội). Đây là lý do tại sao các giao dịch của Scrooge với người khác quan trọng. Được Thiên Chúa tạo dựng và yêu thương và luôn luôn được kêu gọi hãy trở về với Người, con người cần phản ánh mối quan hệ này với nhân loại, mỗi một người trong số họ đều có hình ảnh của Thiên Chúa như nhau. Tình liên đới này với nhau, cả trong gia đình và ngoài xã hội, thực sự sản sinh giá trị, chứ không phải tiền bạc, uy tín hoặc bất cứ điều gì khác. Nhu cầu này về các mối quan hệ và tình yêu là điều mà Fred bảo rằng Giáng sinh chiếu sáng bên trong và xuất phát từ con người.

Giá trị của những người nghèo nhất và yếu nhất

Một xã hội xây dựng trên sự hiểu biết về tình liên đới sẽ chăm sóc những người yếu nhất và nghèo nhất. Nhóc Tim, trẻ tật nguyền, con trai của Bob Cratchit, có một tinh thần sống động và nhân ái; mối quan hệ của cậu với gia đình mô tả vẻ đẹp của cuộc sống và đặc biệt là vẻ đẹp của những người yếu kém nhất giữa chúng ta.

“Chúa phù hộ mọi người!” Nhóc Tim nói, sau cùng. Cu cậu ngồi rất gần bố, trên chiếc ghế con của mình. Bob cầm bàn tay nhỏ bé, héo úa của con trong tay mình, như thể ông rất yêu thương nó, mong giữ nó bên mình, và sợ rằng nó sẽ bị cướp khỏi tay ông”. Rõ ràng, đứa con trai tật nguyền của ông không phải là một gánh nặng, mà là một phước lành cho gia đình họ.

Tương tự như vậy, Giáo hội đã dạy một đạo đức phù hợp của cuộc sống và khẳng định lại giá trị độc đáo của mọi người bất kể mức độ hoạt động của họ.

“Con người hiện hữu như một hữu thể độc đáo và không thể sao chép, con người hiện hữu như một cái “tôi”… Tuy nhiên, không phải trí khôn, ý thức và tự do xác định con người, mà đúng hơn chính con người là nền tảng cho những hành vi của trí khôn, ý thức và tự do. Những hành vi này có thể thiếu hay ngay cả không có, thì con người vẫn không ngừng là con người”(131).

Nhóc Tim và tất cả các cá nhân khuyết tật và đau yếu có giá trị vô hạn cho dù chúng đóng góp ít cho xã hội. Tình cảm dịu dàng của Bob Cratchit dành cho con trai của ông đã chứng minh điều này. Thước đo một người không phải là những gì anh ta hoặc chị ta có thể đóng góp gì cho xã hội, mà đúng hơn, thước đo của một xã hội là phương cách xem liên quan đến mỗi thành viên của mình, đặc biệt là những người yếu kém nhất. Bất kỳ ý thức hệ hay hệ thống nào cũng đều có thể sử dụng một con người cho một cứu cánh khác hơn là phát triển cá nhân mình (chẳng hạn như chủ nghĩa thực dụng) phải bị từ chối (133).

Điều tập trung này vào giá trị của những người yếu kém và người nghèo đem lại trật tự cho đời sống xã hội và đời sống kinh tế đúng đắn. “Nguyên tắc của cải có mục tiêu phổ quát buộc chúng ta phải coi người nghèo, người bị gạt ra bên lề … là tiêu điểm cần quan tâm đặc biệt… Sự lựa chọn ấy không những ảnh hưởng trên đời sống của mỗi Kitô hữu khi họ tìm cách bắt chước cuộc sống của Đức Kitô, mà còn ảnh hưởng đến các trách nhiệm xã hội của chúng ta, và từ đó, ảnh hưởng đến cách sống của chúng ta” (182).

Đây là “sự ưu tiên chọn lựa người nghèo” cổ điển, nhưng trái với lỗi phổ biến, nó không nhất thiết đòi hỏi một nhà nước được xã hội hóa mạnh mẽ tái phân phối của cải. Ưu tiên chọn lựa người nghèo thực sự là một mệnh lệnh để tất cả mọi người thấy Chúa Kitô trong những người nghèo nhất và sắp đặt cuộc sống xã hội của chúng ta theo đó. Nó kết tội Scrooge và cách trước đó ghét đời của cuộc sống. Đó là một mối quan tâm cho mọi Kitô hữu, thực sự mọi người.

Bài học này được đưa ra bởi hồn ma của đối tác kinh doanh trước kia của Scrooge, Jacob Marley, người giải thích cho Scrooge rằng:

“’Ta mang sợi xích do chính tay ta rèn ra khi còn sống,’ hồn ma đáp”, đề cập đến những xiềng xích xung quanh ổ khóa, chìa khóa, sổ cái, chứng từ và những thứ như thế ….  ‘Không hối hận nào có thể sửa lại cơ hội trời phú cho cả đời người đã bị dùng sai’…

“Nhưng cậu luôn là tay kinh doanh giỏi mà Jacob,” Scrooge, kẻ bắt đầu nghiệm lại điều đó với chính mình, ấp úng nói.

“Kinh doanh á!” Hồn ma kêu lên, bóp chặt đôi tay lần nữa. “Con người là truyện kinh doanh của tớ. Ích lợi chung là truyện kinh doanh của tớ; việc thiện nguyện, nhân từ, lòng độ lượng, nhân đức, tất tần tật, đều là truyện kinh doanh của tớ”. Buôn bán chỉ là giọt nước trong cả đại dương kinh doanh bao la của tớ!”

Tình liên đới và thống nhất nhân loại làm cho chúng ta có trách nhiệm với nhau và với Thiên Chúa. Người đọc không thể không nhìn thấy trong này phần thứ hai của các quy tắc vàng “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và hết trí khôn ngươi, và yêu mến người thân cận như chính mình” (Lc 10,27). Các vấn đề của nhân loại. Làm thế nào chúng tôi xử lý một vấn đề khác. Điều quan trọng trong cuộc sống cá nhân của chúng ta và vì vậy nó phải được thể hiện trong xã hội nữa.

Việc Dickens bãi bỏ, thông qua Marley, một quy tắc đạo đức riêng của kinh doanh là một bài phê bình sâu sắc của bất kỳ đạo đức hay xã hội mà sẽ tự tách rời khỏi sự kết thúc thật đạo đức và xã hội: sự tốt lành cá nhân nhằm hoàn thiện chính mình và xem người bạn của chúng ta là “bản thân” của giá trị như nhau. Tóm lại, không có điều gì “tốt” ngoài tình yêu của Thiên Chúa và với nhau.

Có rất nhiều viên ngọc trong A Christmas Carol. Những viên ngọc thảo luận ở đây và mỗi viên ngọc khác đều đẹp một cách bền vững vì Dickens tập trung và những chân lý vượt thời gian về giá trị con người, những chân lý này được công nhận bởi học thuyết xã hội của Giáo hội. Điều quan trọng là trong thời hiện đại của chúng ta, câu truyện của Dickens vạch ra một lộ trình cho sự hồi sinh của một xã hội lấy con người làm trọng tâm, nhưng ông không làm điều đó thông qua một cuộc kêu gọi cải tổ chính phủ. Thay vào đó, Dickens kêu gọi các cá nhân hãy sống nhân bản hơn, và trong khi làm điều đó làm biến đổi thế giới xã hội. Mùa Giáng sinh này, cầu mong chúng ta thấy được giá trị nơi những người khác, không chỉ chỉ là những đồng tiền, và nguyện xin cho thế giới được biến đổi cho phù hợp.

Stephanie Pacheco

Đan Quang Tâm dịch

http://www.truthandcharityforum.org/catholic-social-teaching-in-a-christmas-carol/

Leave a comment

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Bài trước Bài sau