Hãy cho đi một cách nhưng không

Thứ Năm Tuần XIV Mùa Thường Niên

Hs 11,1.3-4.5c.8ac-9
Mt 10,6-15

Lời Chúa

6 Tốt hơn là hãy đến với các con chiên lạc nhà Ít-ra-en.7 Dọc đường hãy rao giảng rằng: Nước Trời đã đến gần.8 Anh em hãy chữa lành người đau yếu, làm cho kẻ chết sống lại, cho người phong hủi được sạch bệnh, và khử trừ ma quỷ. Anh em đã được cho không, thì cũng phải cho không như vậy.9 Đừng kiếm vàng bạc hay tiền giắt lưng.10 Đi đường, đừng mang bao bị, đừng mặc hai áo, đừng đi dép hay cầm gậy. Vì thợ thì đáng được nuôi ăn.

11 “Khi anh em vào bất cứ thành nào hay làng nào, thì hãy dò hỏi xem ở đó ai là người xứng đáng, và hãy ở lại đó cho đến lúc ra đi.12 Vào nhà nào, anh em hãy chào chúc bình an cho nhà ấy.13 Nếu nhà ấy xứng đáng, thì -bình an của anh em sẽ đến với họ; còn nếu nhà ấy không xứng đáng, thì bình an của anh em sẽ trở về với anh em.14 Nếu người ta không đón tiếp và nghe lời anh em, thì khi ra khỏi nhà hay thành ấy, anh em hãy giũ bụi chân lại.15 Thầy bảo thật anh em, trong Ngày phán xét, đất Xơ-đôm và Gô-mô-ra còn được xử khoan hồng hơn thành đó.

Lời Chúa trong giờ kinh gia đình

Nguồn: tgpsaigon.net – Thu âm: Anh Tuấn

Hãy cho đi một cách nhưng không

Kinh tế là một môi trường sống, một môi trường dạy ta cách sống, một môi trường nơi ta xây dựng đời sống riêng tư của mình cũng như đời sống chung với người khác. Chắc chắn kinh tế là một phương tiện hơn là một cứu cánh, nhưng đó là một phương tiện nói lên những khát mong thâm sâu nhất của mỗi người, và còn hơn thế, một phương tiện buộc chúng ta phải thường xuyên xác định mục đích của mình là gì và từ đó biết đường mà đưa ra những sự lựa chọn. Thường thì chính lúc phải quyết định cách sử dụng các nguồn tài chính, mình mới biết mình phải dành ưu tiên cho chuyện gì.

Chúng ta vẫn sẵn sàng để làm nhiều chuyện, nhưng chính lúc phải móc hầu bao thì mới rõ đâu là những nhu cầu đích thực. Việc chúng ta chọn tiêu tiền vào chuyện gì, thái độ của chúng ta với của cải, việc quản lý ngân sách, tất cả những thứ này cho thấy rõ chúng ta đang chọn cách sống ra sao, ưu tiên của mình là gì, đâu là những giới hạn cũng như điểm mạnh của mình, mình bị ràng buộc hay tự do đến mức độ nào…

Kinh nghiệm về giới hạn là một khía cạnh căn bản trong cuộc sống con người, chúng ta đã thấy điều ấy. Vậy mà kinh nghiệm ấy lại nằm ở trung tâm của kinh tế: đó là sự khan hiếm các nguồn lợi. Kinh nghiệm về giới hạn, đó là khi mình đang mong sự việc trôi chảy, thì lại bị gián đoạn, khi mình đang trông chờ sự hiện diện, thì lại vắng bóng.

Elena Lasida
Le goût de l’autre (Albin Michel) 

Nguồn CALENDRIER SAINT-PAUL 2018
Chuyển ngữ: Phaolô Nguyễn Anh Võ CVK67

Leave a comment

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Bài trước Bài sau